Người Nổi Tiếng
Trang tin tức giải trí, tiểu sử người nổi tiếng

Điểm qua những “bóng hồng’ quyền lực trong giới ngân hàng

1. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HDBank

Mới đây, Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019, tại đó, Việt Nam có 5 đại diện sở hữu tài sản hơn 1  tỷ USD. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã có 3 lần xuất hiện, với tài sản 2,3 tỷ USD, đứng thứ 1.008 trên thế giới. Bà từng thành viên Ban giám đốc của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam trước khi gia nhập Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) trong vai trò Phó chủ tịch HĐQT. Bà hiện còn đảm nhận vị trí CEO tại hãng hàng không VietJet Air.

Bà Thảo đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh tế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính – ngân hàng, tham gia điều hành một số ngân hàng ở nước ngoài, sáng lập và quản trị một số ngân hàng tại Việt Nam.

Với tổng tài sản lên tới 26.323 tỷ đồng, Phó Chủ tịch HDBank, đồng thời là bà chủ hãng hàng không Vietjet Air – Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang đứng thứ ba trong top người giàu và cũng là người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay.

Hồi đầu tháng 3/2017, Forbes đã công bố danh sách các tỷ phú USD trên thế giới và bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã lần đầu tiên được góp mặt trong danh sách này và trở thành tỷ phú USD thứ 2 của Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng.

2.Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch SeABank

Có xuất phát điểm là một người kinh doanh xuất nhập khẩu, tuy nhiên, vào năm 1993, khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng tư nhân, bà Nga đã là một trong những người đầu tiên tham gia góp vốn vào ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.

Sau khi ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương giải thể, bà bắt đầu tham gia vào ngân hàng Techcombank, lần lượt đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của ngân hàng như Uỷ viên Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất trước khi lên giữ vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng năm 2005.

Tuy vậy, đến năm 2007, bà Nga quyết định rời Techcombank và trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).

Sau 11 năm ngồi “ghế nóng”, bà Nga đã đưa SeABank từ một ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng lên gần 5.500 tỷ đồng.

3. Bà Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch HDBank

Bà Lê Thị Băng Tâm từng giữ qua nhiều chức vụ cao cấp và quan trọng thuộc Bộ Tài chính, từng là Thứ trưởng Bộ tài chính ở giai đoạn 1995-2006, chủ tịch HĐTV Tổng công ty đầy tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) từ năm 2006-2008.

Hiện tại, bà Tâm là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) từ năm 2010 và là Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) từ giữa năm 2015.

Bà Tâm được đánh giá là đã rất thành công trong lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách quốc gia và đặc biệt thành công trong công tác tài chính đối ngoại. Là người đứng đầu HDBank, bà đã có những đóng góp đáng kể trong các thành quả mà HDBank đã đạt được cũng như việc hoạch định chiến lược phát triển ngân hàng HDBank.

4. Bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank

Nhắc đến những “bóng hồng” quyền lực trong ngành ngân hàng không thể không nhắc đến bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank. Bà Hương là một người phụ nữ lãnh đạo có tầm trong lĩnh vực ngân hàng và bà từng lọt vào top 50 người phụ nữ “Quyền lực nhất châu Á” do Forbes bình chọn.

Ngoài việc giữ ghế Tổng giám đốc BacABank, bà Hương còn được biết đến với vai trò là người phụ nữ đứng đầu CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk).

Hiện nay, các Dự án nông nghiệp do bà tư vấn đang sản xuất các sản phẩm gạo, lạc, dầu ăn… mang thương hiệu TH để đưa vào bếp của người Việt và vươn tầm thế giới. Những tư duy kiến tạo của bà cho thấy một doanh nhân tầm cỡ thế giới và đã thực sự được thế giới ghi nhận qua giải Vàng xuất sắc của Stevie Awards.

5. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tổng giám đốc Sacombank

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973. Bà Diễm có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng, bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002. Bà được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc ngân hàng Sacombank từ tháng 7/2017

Trước khi ngồi “ghế nóng” Sacombank, bà Diễm đã từng đảm nhiệm các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành tại Phòng giao dịch, Phòng nghiệp vụ Chi nhánh, Văn phòng Khu vực TP.HCM, toàn Khu vực Nam Trung bộ & Tây Nguyên và toàn hệ thống Sacombank.

Tính đến ngày 31/12/2018, Sacombank đã đạt được những kết quả tích cực so với thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện đề án. Lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch cổ đông thông qua. Tổng tài sản ước đạt 407.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017, chất lượng tài sản cải thiện với tỷ trọng tài sản có sinh lời tăng 5% so với năm trước. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 364.000 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Tín dụng ước đạt 258.000 tỷ đồng, tăng 14%. Nợ xấu giảm về dưới 3% – giảm mạnh so với con số hơn 4,2% hồi đầu năm và gần 3,2% tại thời điểm cuối tháng 9/2018.

Mai Hoa tổng hợp