Nhắc đến anh Nguyễn Phương Hồng, sinh ngày 10/01/1976 ở Thạch Thất, Hà Nội, hiện là chủ Vườn Lan Lê Sơn - Hòa Bình là nhắc tới một nghề nhân tâm tài gắn với biệt danh người nặng lòng với sự phát triển của ngành hoa lan. Dưới đây là cuộc trao đổi của anh về thú chơi nhân văn tao nhã này.
PV: Với kinh nghiệm của một người chơi hoa lan lâu năm thì, Lan Phi điệp là loại dễ hay khó trồng thưa anh?
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hồng: Lan Phi điệp là một loại phong lan rất khỏe, dễ chăm sóc, là loại được ưa chuộng và săn đón nhất hiện nay do nhiều mặt hoa với màu sắc, hình dáng cánh, họng khác nhau từ các vùng khác nhau. Đây là loại lan ưa sáng, có thể chịu được 100% ánh sáng trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, khi mang về vườn trồng, nên có giải pháp che nắng bằng lưới che. Trong thời kỳ thân non phát triển, lan Phi Điệp tím rất cần độ ẩm và phân bón. Nên ghép cây với các thân vú sữa, nhãn, vã kết hợp dớn bảng. Để dáng cây thóng xuống và buông hoa đẹp. Bên cạnh đó, kiểu trồng này còn an toàn, hạn chế được tình trạng cây bị úng hay nhiễm nấm.
Anh Nguyễn Phương Hồng, một người có ảnh hưởng trong giới chơi hoa lan
PV: Xin anh có thể nói rõ những yêu cầu ngoại cảnh của Lan Phi Điệp?
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hồng: Cũng giống như các loại phong lan khác, người trồng và chăm sóc Lan Phi Điệp phải đặc biệt chú ý tới: Ánh sáng; Nhiệt độ; Độ ẩm và thoáng gió.
Về ánh sáng: Hoa Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời. Nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ để lan tốt nhất là từ 18-33 độ C. Cây lan chỉ chịu được rét từ 10 độ C trở lên, dưới 10 độ C cây trong vườn sẽ bị bỏng lạnh sinh ra ủng lá và dần vào thân nếu không có cách phòng trị tốt.
Về độ ẩm và thoáng gió: Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi. Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.
Anh Nguyễn Phương Hồng được biết đến là chủ của vươn hoa lan có tiếng ở miền Bắc
PV: Được biết giá thể trồng lan cùng mới chế độ tưới nươvs và phân bón đóng vài trò quan trong cho sự phát triển của Lan Phi Điệp, anh có bí quyết nào cho việc này?
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hồng: Đúng vậy, đối với lan Phi Điệp thì giá thể, quy trình tưới nước, bón phân có vai trò rất quan trọng. Mỗi nhà vườn thường có những bí quyết riêng rất cần được trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Lan Phi Điệp là một loài lan khó trồng, cho nên kỹ thuật trồng và chăm sóc loài lan này cần tỷ mỷ và kiên nhẫn. Khi trồng lan Phi Điệp có thể trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…Nhưng tốt hơn cả là trồng dớn, trong chậu gỗ. Treo lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc. Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.
Mùa xuân tiết trời ấm cây đâm trồi và nứt nụ. Thời kì này nên tưới phân giàu kali cho hoa bền khỏe và cây cứng cáp. Mùa hè thu lan vào độ phát triển mọc mạnh, tưới 2 lần một ngày và cho ăn nắng.
Vườn lan của anh Nguyễn Phương Hồng sở hữu nhiều cây lan đột biến quý hiếm
Vào cuối thu đầu đông, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9. Từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.
PV: Dường như Lan Phi Điệp cũng có mùa nghỉ để chuẩn bị cho một chu trình sinh trưởng mới đúng không, xin anh cho biết?
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hồng: Mùa xuân là mùa nảy mầm, mùa hạ thu là mùa phát triển và mùa đông là mùa nghỉ. Căn cứ vào từng giai đoạn mà chăm sóc thôi. Ví dụ mùa phát triển thì cần chăm sóc tối đa. Mùa xuân hạ có thể bón phân tăng trưởng (30-10-10) chẳng hạn. Mùa thu bón hội tụ hoa như 20-20-20. Khi lan thắt ngọn. Lá vàng thì dừng các loại phân và chế độ tưới giảm dần. Khi rụng lá thì việc chăm sóc tưới tắm coi như stop. Chỉ khi nào kiểm tra thấy thân nhăn nheo thì mới tưới còn thân vẫn tròn căng thì thôi. Cuối thu đầu đông thân sẽ rụng lá và sẽ ra hoa. Chăm nhiều độ ẩm cao vào kỳ nghỉ thì sẽ ra nhiều kie, ăn nắng nhiều sẽ ra hoa.
Anh Nguyễn Hồng Sơn đã được trao tặng nhiều giải thưởng có uy tín và Vườn lan Lê Sơn của anh nhiều năm liền nhận giải thưởng Vườn lan tiêu biểu toàn Quốc
PV: Câu hỏi cuối cùng, là anh có bí quyết gì đặc biệt trong việc trồng và chăm sóc lan Phi Điệp không thưa anh, xin ảnh bật bí cho bạn đọc biết?
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hồng: Thật ra, tôi không có một kỹ thuật hay bí quyết trồng và chăm sóc lan Phi Điệp đặc biệt cả, mà những người chơi lan lâu năm như chúng tôi cố gắng tìm tòi những phương thức để tạo ra những điều kiện về thời tiết, vi khí hậu trong nhà giàn gần giống với điều kiện của cây lan sinh sống ngoài tự nhiện. Đam mê, mày mò, gần gũi chăm sóc cây lan hàng ngày sẽ từ tìm ra những phương thức tốt nhất cho việc sinh trưởng của cây lan. Vì thế, gần như hầu hết những gì tôi vừa chia sẻ ở trên là những thứ tôi đúc rút, học hỏi từ các bạn chơi khác và chúng tôi lâu ngày đã coi đó làm cẩm nang cho công việc của mình. Tất nhiên về mặt lý thuyết là vậy, nhưng thực tế, việc trồng và chăm sóc lan phần lớn phải do người chơi tự cảm nhận và điều chỉnh hoạt động của mình theo điều kiện thời tiết cụ thể, nhu cầu và xu thế chơi cụ thể, chứ ít khi cố định việc chăm sóc theo một khuân mẫu, công thức có sẵn. Chính vì thế, chúng tôi luôn phải đi học hỏi lẫn nhau ở các nhà vườn khác, thậm chí phải học hỏi ở chính các bạn trẻ mới chơi.
PV Xin cảm ơn anh!
Mọi thông tin chi tiết, quý vị có thể tìm hiểu trên trang Facebook cá nhân của anh Nguyễn Hồng Sơn - https://www.facebook.com/nguyenphuonghong1976
Link nội dung: https://nguoinoitieng.net/nguyen-phuong-hong-nguoi-nang-long-voi-su-phat-trien-cua-nganh-hoa-lan-a79212.html