NSƯT Hương Giang chia sẻ về sử dụng hiệu quả các kỹ thuật thanh nhạc trong trình bày một ca khúc

Ngay khi về môi trường đào tạo, NSƯT Hương Giang bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca cho sinh viên Thanh nhạc”. Về sau đề tài này, được chị bảo vệ với kết quả xuất sắc tại Hội đồng chấm luật văn Thạc sĩ của chị vào năm 2017.

604faa56-3643-417a-b243-bb34b4696344-1689740952.jpeg
NSƯT Hương Giang, Giảng viên Thanh nhạc Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

Là người sở hữu chất giọng nữ cao trữ tình (Soprano); cách hát tinh tế; giọng ca linh hoạt khi xử lý các tác phẩm như dòng chính ca, ca khúc mang âm hưởng dân ca hay các Aria, Romane đều được Hương Giang xử lý ấn tượng. Là nghệ sĩ biểu diễn dòng nhạc dân ca ngọt ngào, sâu lắng, Hương Giang yêu những làn điệu quê hương nên luôn tìm tòi, sáng tạo trong cách luyến láy khi thể hiện ca khúc. Song, chị được đánh giá là một nghệ sĩ biểu diễn kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật thanh nhạc với việc vận dụng những điểm mạnh của các làn điệu dân ca các vùng miền.

d35d6e60-83a0-4f12-a006-16e46f2246a7-1689732307.jpeg
NSƯT Hương Giang cho rằng những yếu tố dẫn đến thành công khi trình bày một tác phẩm âm nhạc: Kỹ thuật Thanh nhạc, Kỹ năng xử lý tác phẩm, Cảm xúc thăng hoa, Phong thái biểu diễn phù hợp với tinh thần tác phẩm

Chia sẻ về việc sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc hiệu quả trong trình bày một ca khúc, chị đồng tình với các chuyên gia khi cho rằng, một bài hát có hay hay dở một phần là do lời, giai điệu nhưng phần nhiều là do người trình bày ca khúc đó biến tấu và xử lí như thế nào. Để có thể xào nấu một bài hát trở nên hay và cảm xúc hơn thì buộc người đó phải có trình độ và kỹ thuật điêu luyện được tập luyện một cách chuyên nghiệp Các ca sĩ khi đứng trên sân khấu, ngoài việc hát đúng giai điệu, nhịp, lời và thể hiện phần hồn cho bài hát. Họ còn phải tập trung vào phần kỹ thuật, vì hát hay là 1 chuyện, đúng kỹ thuật sẽ làm bài hát thêm phần lôi cuốn, hấp dẫn và tăng giá trị giọng hát lên nhiều hơn nữa.

82224ea6-d7df-4a90-897e-3f06c3a866c5-1689733506.jpeg

Theo NSƯT Hương Giang để trình này thành công một tác phẩm hay một ca khúc thì người hát cần có những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, cộng với kỹ năng xử lý từng tác phẩm cụ thể sao cho thể hiện tốt nhất tinh thần của tác phẩm, mà người nghệ sĩ đưa cảm xúc giúp tác phẩm thăng hoa, chạm tới trái tim người nghe.

Khi luyện thanh các bạn sẽ được dạy để luyện về phần kỹ thuật . Góp phần tạo cảm xúc và làn bài hát trở nên hay hơn. Một số kỹ thuật trong khi hát:

Kỹ thuật luyến – ngắt (Portamento)

Đây là kỹ thuật chuyển từ một nốt nhạc cao ngân dài sang nốt khác mà không làm gián đoạn hơi thở. Kỹ thuật này có tác dụng không làm gián đoạn mạch cảm xúc khi chuyển cao độ. việc hát luyến hay ngắt đòi hỏi lượng hơi thật đầy và khoẻ

Kỹ thuật hát thêm nốt (Interpolated note)

Khi thể hiện những ca khúc này, đến nốt nhạc cao người hát sẽ lên một tông và thêm một nốt nhạc nữa (thường là nốt cao hơn 1 quãng 3, hoặc 1 quãng 5 so với bản nhạc) Có có đôi khi người hát xuống thấp 1 quãng 3 ở những ê. ë. í. nốt nhạc trầm.

Kỹ thuật bật âm, nảy âm (Staccato)

Đây là kĩ thuật người hát phải lấy hơi bụng, dồn âm ở bụng và khi hát phải bât ra những âm thanh chắc và rõ.

Kỹ thuật hát liền nốt (Legato)

Đây là kỹ thuật ngược với kỹ thuật Staccato, kỹ thuật này đòi hỏi người hát phải hát liền nốt trong một chuỗi nhạc không một chút gợn, phải mượt đều và đúng cao độ, có thể hát nhanh hoặc hát chậm. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi người hát có một kỹ thuật lấy hơi tốt.

Kỹ thuật xác định chuẩn nốt nhạc (Belcanto)

Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người hát phải xác định chuẩn những cao độ, phách nhịp và phải biết kết hợp vòm cộng minh để vang xa, mở rộng thanh quản và ó. ò. ô. kết hợp với các kỹ thuật trên.

Kỹ thuật hát lướt (Glissando)

Đây cũng là một kỹ thuật hát khó, bắt nguồn từ kỹ thuật Belcanto. Kỹ thuật này là kỹ thuật hát lướt trong một chùm nốt nhạc hoa mỹ cùng với một tốc độ trong cùng một hơi thở. Đòi hỏi người hát phải hát mượt, không ngắt và hát giới giọng giả.

Kỹ thuật hát rung – láy (Trillo)

Trillo là kỹ thuật hát láy đi láy lại 2 nốt nhạc liên tiếp với tốc độ cao. Đôi khi kỹ thuật này được kết với một nốt cao ngân dài.

Kỹ thuật kết lên (Puntatura)

Đây là kỹ thuật hát thêm khi kết bài, nói một cách dễ hiểu hơn là thêm một nốt cao hơn (1 quãng 3, 1 quãng 5) vào bản nhạc. Một nốt cao sẽ là kết bài hay và lôi cuốn người nghe.

48214ea4-064f-4931-8b35-9ec9e613c94b-1689731618.jpeg
Những kỹ thuật Thanh nhạc cơ bản đề cập trong bài viết được trích trong Luận văn Thạc sĩ của NSƯT Hương Giang

NSƯT Hương Giang cũng lưu ý thêm, không phải cứ hát cao là hay, hay hát rung là hay. Một bài hát sẽ có những chỗ cần hát bình thường và những cái bẫy cần áp dụng kĩ thuật. Cái gì quá nhiều lần sẽ làm người nghe cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, kỹ thuật cần được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ trở nên có giá trị và cuốn hút hơn. Chị đặc biệt nhấn mạnh, kỹ năng xử lý từng tác phẩm cụ thể sao cho thể hiện tốt nhất tinh thần của tác phẩm, mà người nghệ sĩ đưa cảm xúc giúp tác phẩm thăng hoa, chạm tới trái tim người nghe.

[embed][/embed]

Ca khúc "Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa" do NSƯT Hương Giang trình bày

Ảnh: NVCC

 

 

Link nội dung: https://nguoinoitieng.net/nsut-huong-giang-chia-se-ve-su-dung-hieu-qua-cac-ky-thuat-thanh-nhac-trong-trinh-bay-mot-ca-khuc-a93601.html