Nghệ sĩ vẽ tranh cát Nguyễn Tiến - Người đưa nhiều chất liệu vẽ tranh trình diễn lên sân khấu

Nghệ sĩ vẽ tranh cát Nguyễn Tiến
Nguyễn Tiến vẽ tranh trình diễn bằng kim tuyến tại 1 sự kiện

Hành trình trở thành nghệ sĩ vẽ tranh cát

Tranh cát động hay tranh cát biểu diễn được phát triển và du nhập vào Việt Nam những năm 2012. Và cũng trong năm 2012, nghệ sĩ vẽ tranh cát Nguyễn Tiến là một trong ít người đi tiên phong trong việc tìm tòi và phát triển góp phần đưa tranh cát đến với đông đảo khán giả. Tuy tuổi đời ở hàng 9x nhưng anh là hoạ sĩ trẻ nhất làng tranh cát động chuyên nghiệp và có trên 10 năm lăn lộn cùng cát, cùng các event sự kiện lớn nhỏ trên khắp dải đất hình chữ S.

Nghệ sĩ vẽ tranh cát Nguyễn Tiến
Hoạ Sĩ Nguyễn Tiến đang trình diễn

Năm 2010, từ cú click chuột từ một người bạn chia sẻ về clip tranh cát của một nghệ sĩ người nước ngoài, nó đã tạo nên một sự ám ảnh khôn nguôi, anh bị cuốn vào clip khi lần đầu xem tranh cát khác hẳn với clip dựng sẵn giải trí khác, nó đến từ đôi tay vẽ trực tiếp mà lại truyền tải được nội dung ý nghĩa, một thông điệp xúc động đến siêu lòng. Gắn bó với loại hình nghệ thuật này đến nay đã gần 11 năm và đã từng “kinh” các bộ môn như vẽ tranh tường, vẽ tranh sơn dầu, ký họa đường phố để kiếm sống. Và khi dừng chân gặp cát, dường như nó đã biến anh thành một con người khác “Cát như từng hạt oxi tôi thở mỗi ngày mà không thể thiếu, sáng mở mắt ra là cát, đêm ngủ cũng mơ về cát, lướt điện thoại cũng chỉ là cát”- anh chia sẻ.

1 sự kiện tranh cát biểu diễn

Bí quyết thành công của Nguyễn Tiến

Bí quyết phép màu trong tranh cát Nguyễn Tiến là sự cần mẫn, siêng năng. Anh luôn luôn ý thức phải trau dồi kiến thức mỗi ngày, chưa một giây nào trong đầu nghĩ là đã thành công với cát, đơn giản bởi vì đâu đó có một câu nói anh đã từng nghe qua và ghi nhớ “ Chúng ta học bằng cả trái tim, chứ không phải điểm số, học để hoàn thiện chứ không phải học để giàu có”.

Nghề nào cũng vậy, nếu chỉ có đam mê thì chưa đủ, con người ta sẽ có 2 lối đi cho đam mê: một là làm việc gì đó khi giàu có rồi tìm tới đam mê, hai là biến đam mê thành công việc và gắn bó nghiêm túc với nó. Chính khi đó, công việc nuôi dưỡng lại đam mê. “Dù là màn biểu diễn từ 5 đến 7 phút hay 30 phút,  điều quan trọng trước tiên là người nghệ sĩ cần tôn trọng nội dung do khách hàng đề ra, từ đó từ từ xử lý từng công đoạn. Thật ra bộ môn vẽ tranh cát không phải là cái gì đó quá khó, quá hàn lâm nhưng nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải đa dạng một chút: Có chút cảm nhạc để biến tấu, xử lý bài nhạc cho phù hợp với nội dung tiết mục, có chút về kỹ thuật để tự trang bị cho mình bộ đồ nghề ưng ý, có chút ít về hậu kì như xử lý video…tất cả tạo nên các tác phẩm hoàn mỹ, mang lại sự hài lòng cho người xem. Tất nhiên cái chính của cát vẫn là hình hoạ, đòi hỏi người họa sẽ phải chắc về hình hoạ căn bản. Và theo tôi điều quan trọng nhất vẫn là niềm đam mê với cát. Tôi không bao giờ vẽ mì ăn liền và chộp giật, mọi clip tranh cát của tôi phải ít nhất có 3 ngày để lên kịch bản, 1 ngày phác hoạ nội dung và 2 ngày tập dượt vẽ đi vẽ lại cho nhuần nhuyễn, có những show tôi làm đến 10 cái demo, không phải vì mình vẽ xấu vẽ sai mà do khách thay đổi nội dung khác hoàn toàn so với ban đầu" anh chia sẻ.

Nguyễn Tiến trình diễn tranh lửa

Tranh cát động thường có 2 hình thức biểu diễn. Hình thức thứ nhất là vẽ sẵn ở nhà, người hoạ sĩ được vẽ tỉ mỉ trau chuốt nội dung đến hình ảnh tùy ý,  ngoài ra có thể chèn photoshop để tiết mục dễ xem và hoàn chỉnh nhất gọi là làm Clip. Kiểu thứ 2 là biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, thường được gọi là tranh cát trình diễn live, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có thâm niên và tay nghề thật sự mới thi triển được các phem, hình thành nên câu chuyện cho người xem. Hình thức này có chất “nghệ”, chất  “phóng khoáng’’ như thể là múa cùng những hạt cát và phiêu với nó đến giây cuối cùng.

Hình tranh cát người mẹ trích từ clip

Khán giả có thể thưởng thức những nét vẽ tài tình đầy cảm xúc, truyền tải những nội dung ý nghĩa của họa sĩ Nguyễn Tiến trên kênh Youtube của anh mang tên "Vẽ tranh biểu diễn" hoặc những show sự kiện diễn live qua kênh “ Tranh cát biểu diễn”.  Hiện tại, anh cũng đang tìm tòi và thử sức với nhiều chất liệu vẽ khác để có thể mang đến cho khán giả nhiều góc nhìn về bộ môn vẽ tranh trình diễn, đồng thời lan tỏa thêm nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp.

T.A

Link nội dung: https://nguoinoitieng.net/nghe-si-ve-tranh-cat-nguyen-tien-nguoi-dua-nhieu-chat-lieu-ve-tranh-trinh-dien-len-san-khau-a95224.html