Người Nổi Tiếng
Trang tin tức giải trí, tiểu sử người nổi tiếng

Nghệ nhân Tám Châu chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết trồng lan

Vốn là một người phụ nữ bận bịu với những lo toan xã hội và gia đình.. Nhưng với tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và đam mê chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa lan, từ lâu chị Tám Châu đã dầy công sưu tầm, thuần dưỡng các giống địa lan, phong lan rừng quý hiếm.

Những năm trở lại đây, xu hướng trồng và kinh doanh hoa lan trở nên nở rộ. Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp thanh cao, cuốn hút mà chúng còn mang lại giá trị kinh tế không hề nhỏ. Tuy nhiên để cho ra một chậu lan đẹp, phát triển tươi tốt thì không phải là chuyện đơn giản.

Không giống như các loài cây khác, hoa lan có hàng trăm loại và mỗi cây lan lại đều có cách chăm sóc khác nhau. Để trồng và chăm sóc các loại lan khỏe mạnh, phát triển tươi tốt, bạn cần nắm vững cách trồng lan nhằm giúp cây có thể sống được trong môi trường mới. Chị Tám Châu có những chia sẻ về các cách trồng lan đạt hiệu quả cao dưới đây.

Trồng lan theo kiểu treo trên giàn

Chị Tám Châu chia sẻ: Lan treo giàn là một cách trồng khá mới mẻ, những cây lan sẽ được treo bằng một sợi dây cột dính vào thân cây và treo lủng lẳng trên các giàn sắt. Với cách trồng như vậy, cây lan của bạn sẽ ít khi bị nhiễm bệnh vì rễ và thân cây sẽ không bị úng nước do không trồng bằng chậu. Ngoài ra nhiều nhà vườn sẽ mua những chậu nhựa nhỏ bên trong không đặt giá thể, sau một thời gian lan sẽ tự sản sinh ra nhiều rễ để trụ vựng trong chậu.

Tuy nhiên cách trồng này sẽ tốn một lượng lớn phân bón cho mỗi lần tưới, bạn phải đảm bảo độ ẩm trong vườn phải cao, thoáng khí, thường phù hợp với các dòng lan như Vanda Ascocentrum, Ascocenda và một vài cây lai của dòng giáng hương…

Trồng lan theo kiểu bám vào thân cây

Đối với cách trồng lan theo kiểu này thường có 2 loại: trồng lan trên thân cây sống và trồng lan trên thân cây khô. Theo chị Tám Châu, việc chia ra như vậy để bạn áp dụng những cách chăm sóc khác nhau giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt trên giá thể mà người chơi lựa chọn.

Trồng trên thân cây sống

 Cách trồng này thường phổ biến tại những nơi công cộng, nơi mà có nhiều cây xanh giúp tăng tính thẩm mỹ. Mục đích của cách trồng này đó là mang đến một không gian thiên nhiên thu nhỏ trên những con phố chật hẹp, đầy khỏi bụi. Sử dụng giá thể là cây xanh cần sự tinh tế trong lựa chọn giống vì không phải loại lan nào cũng có thể trồng như vậy. Ở thành thị người ta thường ghép lan với các cây như cây nhãn, cây lộc vừng, cây sao, cây cau, cây vú sữa…vì tỷ lệ lan sống và phát triển được trên những cây này khá là tốt.

Trồng trên thân cây chết (thân gỗ khô): Chị Tám Châu chia sẻ rằng việc trồng lan trên thân gỗ là cách trồng phổ biến được những người chơi lâu năm khuyến khích nên sử dụng. Bởi việc trồng trên thân gỗ sẽ giúp gia tăng diện tích trồng, cây phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh. Dựa trên những nghiên cứu của các nhà sinh vật học, việc trồng lan trên thân gỗ đặc biệt là gỗ vú sữa và gỗ nhãn thì cây phát triển nhanh hơn 1.5 lần so với các cách trồng khác. Chị tám Châu cho biết, chị thường hay lựa chọn gỗ vú sữa có chiều dài 1.5 mét, dựng đứng khúc gỗ và cố định bằng gạch vụn và xi măng đổ xung quanh gốc, sau đó mới cấy ghép lan vào giá thể.

Cách trồng này sẽ giúp nhà vườn nhân giống lan với số lượng lớn chỉ trong thời gian ngắn, phù hợp khi trồng các loại lan như Dendrobium, Cattleya, Ascocenda, vũ nữ, giáng hương…

Trồng lan trong chậu

Đây là cách trồng phổ biến nhất đối với người trồng lan hiện nay vì nó có thể trồng được nhiều loại lan, cũng dễ dàng chăm sóc và di chuyển khi cần thiết. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý đó là việc lựa chọn chậu trồng, bạn nên lựa chọn chậu phù hợp với cây, chậu phải thật thoáng nước, kích thước vừa phải, nên mua các loại chậu đã tráng men để sử dụng lâu dài.

Bằng cách sử dụng các phương pháp trồng khác nhau, Chị Tám Châu đã tự đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý báu và muốn chia sẻ nó cho những người có chung sở thích với  chị. Chị cũng hy vọng sẽ phát triển quy mô vườn lan, thu thập nhiều giống quý hiếm, đa dạng, sản xuất ra được nhiều giống khỏe để chia sẻ cho mọi người.

Tìm hiểu thêm về nghệ nhân Tám Châu tại: https://www.facebook.com/tamhong.chau