Hàng loạt giải thưởng danh giá
Giáo sư Nguyễn Thành Lợi quê ở Chợ Gạo - Tiền Giang. Hiện tại, GS Nguyễn Thành Lợi đang là công tác tại Moskva (Nga) và làm việc cho Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov - Trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Ông còn được Đại học New South Wales (Australia) trao học vị tiến sĩ vì những đóng góp xuất sắc cho chuyên ngành giáo dục thế giới.
Năm 2018, Giáo sư Nguyễn Thành Lợi được trường Đại học Keula (Hoa Kỳ) trao huy chương về thành tích nghiên cứu ngoại hạng có tác động lớn đến chuyên ngành (Chancellor’s Medal for Exceptional Research). Giải thưởng là một trong 7 hạng mục về học thuật dành cho những nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho đại học tại nước Mỹ. Những nhà khoa học có những thành tựu mang tính tiên phong và ảnh hưởng lớn trong chuyên ngành mới được xem xét và trao giải.
Mới đây nhất, tại Hội nghị khoa học thường niên của Viện hàn lâm khoa học Nga (PAH) năm nay diễn ra ở Học Viện quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) Giáo sư Nguyễn Thành Lợi cho biết ông cũng là là người Việt duy nhất lần này được bầu vào Viện sĩ hàn lâm khoa học Nga (PAH).
GS Nguyễn Thành Lợi nói rằng sự việc này là một ghi nhận những công trình nghiên cứu của ông và đồng nghiệp nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu và nâng cao hệ thống giáo dục theo mô hình tiên tiến mới.
Ông cũng bày tỏ sự lo lắng tình trạng khủng hoảng trong nghiên cứu khoa học hiện nay, và cho rằng các nhà khoa học phải có nhiệm vụ nâng cao tính khoa học trong các công trình nghiên cứu trong tương lai. Về phần mình, giáo sư Nguyễn Thành Lợi coi đây là một hành trình dài. Với những công trình nghiên cứu khoa học và những gì giáo sư Nguyễn Thành Lợi đang giúp giới khoa học, giáo dục trong nước và thế giới, ông được đánh giá là một trong những công dân Việt Nam ưu tú.
Vươn lên từ người phụ bếp
Ít ai biết được rằng Giáo sư Nguyễn Thành Lợi bắt đầu từ một người phụ bếp trong căn tin của trường đại học rồi trợ giảng anh ngữ trong các trung tâm văn hoá để mưu sinh.
Rời quê nhà Chợ Gạo, Tiền Giang và với hành trình tìm con đường mới, hành trình theo đuổi đam mê giáo dục của giáo sư Lợi cũng đầy chông gai. Khi mới đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn phồn vinh với vốn tiếng Anh và kinh nghiệm sống hạn hẹp, ông vừa làm đủ thứ nghề để kiếm sống vừa đi học. Thời gian đầu giáo sư Lợi làm phụ bếp, rồi làm trợ giảng trong các trung tâm anh ngữ , trung tâm hướng nghiệp,…
Trong thời gian sinh sống tại Sài Gòn, ông vừa đi làm rồi tranh thủ đi học ban đêm tại trường Đại học Văn Lang. Suốt gần 2 năm liền, đêm nào cũng về nhà lúc 10h hay 11h đêm. Ông luôn khát khao phải đi học lại và lúc nào cũng nghĩ học để thoát khỏi cảnh phụ bếp chứ chẳng khi nào nghĩ tới mình có thể trở thành giáo sư gì của một đất nước bạch dương phát triển hàng đầu thế giới về giáo dục học đó.
Quá trình theo học, ông may mắn nhận được học bổng từ ngành Giác dục học bên Nga. Thời gian qua Nga du học ngôn ngữ chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho chàng sinh viên gốc Miền Tây. Nhưng ông được người bạn nói rằng nếu muốn hơn người bản xứ thì phải cũng phải cố gắng học tập và làm việc nhiều hơn. Việc đầu tiên đó là học tiếng ngoại ngữ, cuốn từ điển và cách học tiếng Anh của ông đã được chia sẻ rất nhiều. Khi trở thành một nhà khoa học về giáo dục tiếng tăm ở U.S.A, GS Lợi vẫn luôn hướng về quê hương chôn rau cắt rốn của mình.
Tình yêu quê hương
Dù đã ở tuổi 40, có đủ điều kiện mang quốc tịch Nga nhưng chưa bao giờ ông xem mình là người Nga. Năm nào ông cũng sắp xếp về các trường học ở quê hương để thuyết giảng và truyền lửa cho các em học sinh và đặc biệt là Trường THCS Đăng Hưng Phước và trường THPT Chợ Gạo, Tiền Giang - nơi đã chấp cánh cho ông vươn cao.
Mong muốn có thể đưa ra những phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nhất và ông cho rằng đừng quá đau đầu chọn đề tài đao to búa lớn mà hãy nghĩ cái gì gần nhất quan trọng nhất là cách nghiên cứu.
Hiện ông đồng thời là giáo sư ở Đại học quốc gia Moskva Lomonosov (МГУ, MGU) và Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), nhận được nhiều lời mời giảng và hợp tác nghiên cứu từ các trường, viện của Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Được biết GS Nguyễn Thành Lợi hiện có hơn 250 công trình khoa học về giáo dục công bố trên các tập san danh tiếng thế giới.
Ảnh: FBVN