Vị doanh nhân sinh năm 1983 này xuất thân là một chủ công ty nhựa. Cơ duyên khiến anh chuyển hướng sang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phải kể đến là vào năm 2016. Khi anh Hưởng bắt đầu nhập một số máy đào coin để trải nghiệm và nghiên cứu thêm do sẵn có nhà xưởng đang hoạt động. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, anh nhận ra tiềm năng rất lớn của công nghệ này trong tương lai nên đã chuyển hẳn qua nghiên cứu và đầu tư và đã có nhiều thành công lớn trong việc đầu tư. Đến năm 2019, doanh nhân Phạm Văn Hưởng quyết định thành lập quỹ đầu tư mang tên GFS Ventures để hỗ trợ các startup trong lĩnh vực blockchain. Mục tiêu chính của anh là ươm mầm cho những dự án chất lượng trở thành kỳ lân trong ngành công nghiệp này.
Song song với thành công của quỹ đầu tư GFS Ventures, anh Phạm Văn Hưởng cùng giáo sư Đinh Ngọc Thạnh còn phát triển thêm tổ chức Vietnam Blockchain Innovation – VBI nhằm hỗ trợ tối đa cho các bạn developer có cơ hội tiếp cận thị trường blockchain. Đây là nơi giúp các bạn trẻ có môi trường học tập chuyên sâu để các bạn có thêm cơ hội nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp và cơ hội đầu tư trong thị trường blockchain.
Theo anh Phạm Văn Hưởng nhận định, môi trường hiện tại là thời cơ lý tưởng để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam. Qua thời gian hoạt động, anh Phạm Văn Hưởng nhận thấy từ năm 2016 đến 2019, dòng vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ đã tăng hơn 8 lần và số lượng thương vụ thành công cũng tăng hơn 4 lần. Đáng chú ý hơn là đầu tư công nghệ tại Việt Nam đã đạt đỉnh 861 triệu đô la Mỹ trong năm 2019.
Nhưng trong bối cảnh đó, anh Phạm Văn Hưởng nhận thấy hầu hết nguồn vốn đầu tư trên đều đến từ các quỹ nước ngoài và tập trung vào những startup đình đám hay các công ty lớn. Thế nhưng tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều startup trẻ tuổi, có tài năng và tiềm năng phát triển nhưng ít được trọng dụng. Chính vì thế mà anh Phạm Văn Hưởng đã cùng với quỹ của mình hỗ trợ nguồn lực cho các startup Việt trẻ tuổi có thể cơ hội phát triển và tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Chia sẻ về những khó khăn đã gặp phải, anh Phạm Văn Hưởng nhận định khó khăn thứ nhất là việc thẩm định các dự án chất lượng để đầu tư. Lĩnh vực blockchain còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam và nó vừa liên quan trực tiếp đến công nghệ và tài chính. Chính vì thế mà đòi hỏi tổ chức thẩm định phải có kiến thức chuyên sâu về cả 2 lĩnh vực này mới có thể đưa ra quyết định, định giá các dự án một cách chính xác nhất.
Khó khăn thứ 2 mà anh Phạm Văn Hưởng nhắc đến là việc phát triển VBI group. Lĩnh vực blockchain là một công nghệ mới, chưa được đưa vào giảng dạy chính thức ở các trường đại học hay các tổ chức giáo dục chính thống nên mức độ phổ biến chưa rộng rãi. Chưa có nhiều giáo trình hay tài liệu chính thức nên việc tiên phát triển môi trường học tập về lĩnh vực này cho các bạn developer ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn nhất là về nhân lực.
Bên cạnh đó, đứng trước những tác động của Covid-19 lên hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta thì anh Phạm Văn Hưởng khẳng định sự ra đời của GFS Venture cũng như tổ chức Vietnam Blockchain Innovation kỳ vọng mang lại những hỗ trợ cần thiết cho các startup còn non trẻ.
Hiện GFS Ventures đang rót vốn cho rất nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain có mức tăng trưởng lên đến vài nghìn %. Một trong số đó có thể kể đến như NEAR Protocol, Ramp Defi, Litentry, Daomaker, Insure,...
Trong tương lai, anh Phạm Văn Hưởng định hướng phát triển GFS trở thành quỹ đầu tư hàng đầu và có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực blockchain trên thế giới. Đồng thời phát triển VBI thành vườn ươm cho nhân tài và các dự án khởi nghiệp chất lượng định danh trên thế giới về lĩnh vực blockchain.
Để biết thêm những kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực blockchain từ anh Phạm Văn Hưởng,các bạn vui lòng truy cập:
Facebook: https://www.facebook.com/phamhuonghlp
T.G