Trình bày tiềm năng và khó khăn cản trở sự phát triển của du lịch làng nghề Hà Nội nói chung và làng nghề gốm sứ Bát tràng nói riêng, Artist Thành Gốm Việt, Phó Chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt cho hay, Bát Tràng mang đến sản phẩm có tính độc đáo cao, với đa phần những người dân trong địa bản đều sản xuất và kinh doanh gốm sứ trải qua nhiều đời, một làng nghề độc canh chuyên sản xuất gốm sứ với những sản phẩm chất lượng nổi tiếng được xuất khẩu đi khắp các nước thế giới và được người dân Việt vô cùng ưa chuộng.
"Kỹ thuật chế tác gốm ở Bát Tràng có thể phục chế được tất cả các sản phẩm cổ truyền từ 300-400 năm trước, điều mà hiến có một nơi nào làm được, điều này đã làm tăng tính đặc trưng và thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm và tìm hiểu về nghề gốm cổ truyền...", Artist Thành Gốm Việt chia sẻ.
Artist Thành Gốm Việt cũng đồng tình với ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, khi cho rằng, việc phát triển còn một số khó khăn như: Công tác quản lý làng nghề còn có nhiều chồng chéo, lãnh đạo một số địa phương chưa có sự quan tâm sâu sát để có định hướng, quy hoạch chung. Bởi vậy, các làng nghề vẫn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát triển, tự sản xuất và tìm nguồn ra. Một số làng nghề, ngành nghề có nguy cơ bị mai một hoặc không còn hoạt động như nghề gốm Phú Sơn (Sơn Tây), gốm Tô Hiệu (Thường Tín), nghề Dệt the La Khê (Hà Đông), giấy dó Bưởi, giấy sắc Nghĩa Đô,…
Artist Thành Gốm Việt phân tích, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều bất cập, đặc biệt là về giao thông, vấn đề đảm bảo môi trường bền vững. Việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn kém do thiếu vốn và các hộ ở xen trong các khu dân cư, quy mô sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc lạc hậu, mặt bằng sản xuất chật hẹp.
Chất lượng sản phẩm làng nghề chưa cao. Các sản phẩm của làng nghề đa phần chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã kiểu dáng thay đổi chậm nên sức cạnh tranh còn yếu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa mở rộng, việc giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các hội chợ, các trung tâm thương mại chi phí nhiều, mô hình làng nghề kết hợp với du lịch còn chậm.
Sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch chưa đặc sắc, ít độ tinh xảo, thiếu tính hấp dẫn; Người dân địa phương tại làng nghề chưa chú trọng vào hoạt động kinh doanh phát triển du lịch, đơn thuần làm nghề và kinh doanh các sản phẩm nghề, thiếu kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Từ kinh nghiệm trong phát triển du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Artist Thành Gốm Việt đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Thứ nhất, Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, đánh giá lại các chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề hiện nay cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ hai, Thành phố quan tâm công tác quy hoạch mặt bằng cho các cụm công nghiệp làng nghề giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất có cơ hội mở rộng sản xuất, ứng dụng thiết bị tiên tiến, khoa học kỹ thuật cho sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm trên thị trường và phát triển bền vững.
Thứ ba, Hà Nội và các làng nghề tiếp tục duy trì các cuộc thi thiết kế sản phẩm nhất là các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch.
Thứ tư, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Thứ năm, thực hiện chuyển đối số trong lĩnh vực văn hóa – du lịch, trong đó có làng nghề và du lịch làng nghề.
Thứ sáu, đẩy mạnh tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch; qua đó, hợp tác liên kết các tỉnh, thành phố, các làng nghề, phố nghề. Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến tại các thị trường trên cả nước, kết nối các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương; Kết nối nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thủ đô.
Thứ bẩy, cần có chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề cụ thể, phát huy vai trò nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề trong việc lưu giữ nghề và làng nghề. Chính tài năng của những người thợ - nghệ nhân với những đôi "bàn tay vàng" của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo, những sản phẩm văn hóa có sức sống lâu dài và tiêu biểu cho những nét độc đáo của làng nghề địa phương. Chính những người thợ - nghệ nhân đã giữ cho làng nghề tồn tại và phát triển.
Tán thành với 7 giải pháp do Artist Thành Gốm Việt - Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch Trung tâm Tình hoa làng nghề Việt đưa ra để phát triển làng nghề trong xu hướng chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, cho biết Hà Nội đang xây dựng "Thành phố sáng tạo" với nền tảng là các ngành công nghiệp sáng tạo mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống Hà Nội trở thành ngành "Công nghiệp sáng tạo" mũi nhọn không thể thiếu giải pháp đặc biệt quan trọng là Chuyển đổi số và thiết kế để phát triển du lịch làng nghề.
Ông Nguyễn Trung Thành, sinh ngày 2/9/1979 tại Lập Thạch Vĩnh Phúc. Ngay từ nhỏ ông đã có khiếu kinh doanh, luôn là tấm gương cho mọi học sinh cùng lứa tuổi vì khả năng vượt khó thay đổi số phận.
Hiện nay, ông Nguyễn Trung Thành là người sáng lập 1102 Capital Holding, Gốm Gia Tộc Việt, Trung Tâm Ngàn Năm Gốm Việt, phó chủ tịch Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt vào Chủ tịch Viện Chuyển đổi số ASEAN.
Ông Nguyễn Trung Thành được xem như người “truyền cảm hứng”, giúp tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam. Cũng từ đó, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước gọi ông là Artist Thành Gốm Việt như một sự tôn vinh những đóng góp của ông với việc bảo tồn và phát triển những giá trị của Gốm Việt!
Nguồn: VH&PT