Dự kiến, lễ ra mắt cùng với lễ kết nạp hội viên của Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Tỉnh ĐakLak sẽ diễn ra vào lúc 17H30 ngày 28/11 tại Khu B Khách sạn Dakruco, số 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân Lập, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây sẽ là một sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu áo dài không chỉ trong khu vực Tây Nguyên mà còn trên cả nước.
Áo dài Việt Nam, một biểu tượng của văn hóa và con người Việt, đã có lịch sử phát triển lâu dài và được coi là quốc phục. Dù chưa có văn bản pháp lý chính thức xác nhận, áo dài vẫn luôn là trang phục tiêu biểu và quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống. Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam được thành lập với sứ mệnh quảng bá và bảo tồn vẻ đẹp của áo dài Việt Nam, nhằm lan tỏa hình ảnh này đến bạn bè trong và ngoài nước.
Mặc dù áo dài có một lịch sử hàng mấy trăm năm và rất phổ biến trong đời sống hiện đại nhưng các giá trị gắn với áo dài vẫn chưa có được vị thế của một di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Chúng ta có thể nhìn thấy những bước thăng trầm, và những biến đổi không ngừng của chiếc áo dài để định hình thành một nét văn hóa đặc sắc, mang đặc trưng văn hóa và biểu tượng trang phục của Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ kiêm Giám đốc Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam: “Người Việt Nam không chỉ có một di sản vật thể là chiếc áo dài, mà còn có cả những di sản phi vật thể như không gian văn hóa của áo dài, không gian nghề thủ công làm ra chiếc áo dài... Sứ mệnh của Câu lạc bộ là bảo tồn, lan toả các giá trị đó, góp phần xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận áo dài Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Sắp tới, chúng tôi cũng huy động sự tham gia, thành lập và kết nối các câu lạc bộ áo dài của người Việt Nam tại các nước ngoài, hiện nay đã có một số câu lạc bộ thành viên ở các quốc gia như Anh, Thái Lan, Thuỵ Điển…”
Dự kiến vào tháng ngày 28/11/2023, Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Daklak sẽ ra mắt đây là một sự kiện trọng đại nhằm kết nối tinh thần đại đoàn kết các dân tộc giữa tà áo dài trên chất liệu thổ Cẩm xen vào đó là chương trình nghệ thuật tôn vinh áo dài.
Bà Nguyễn Thị Hằng Thu - Chủ tịch HĐQT Trung Tâm Anh Ngữ BEC,kiêm giám đốc Công ty TNHH Cà Phê Thu Lợi chia sẻ: “Với tôi áo dài là trang phục mà tôi mặc đẹp nhất ,vừa tôn dáng, vừa che được những khiếm khuyết của cơ thể . Nên khi được biết về CLB Di Sản Áo Dài Việt Nam, tôi tìm hiểu thêm quy chế tổ chức hoạt động của CLB, đồng thời nghiên cứu thêm điều lệ Quỹ Hỗ Trợ Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Việt Nam - tôi đã mạnh dạn cùng một số bạn cùng niềm đam mê, cùng chí hướng làm và gửi văn bản xin được thành lập Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam Việt Nam tỉnh Đăk Lăk. Hiện tại tôi rất vui rất hãnh diện khi được đồng hành cùng các anh các chị trong CLB quảng bá các giá trị của áo dài VN - Nhắm đến việc chiếc áo dài Việt Nam được công nhận là Quốc phục Việt Nam là Di sản văn hóa của người Việt.”
Bà Trần thị Thuý Thanh, Phó chủ tịch hội nữ doanh nhận TP. Buôn Mê Thuột, Chủ nhiệm câu lạc bộ họ Trần tỉnh Đắk Lắk - Phó chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Thái Hoà tâm sự: “Khi khoác lên mình tà áo dài duyên dáng, mỗi người phụ nữ Việt Nam đều thêm yêu và tự hào với trang phục truyền thống của dân tộc mình, một trang phục mà không lẫn với bất cứ trang phục của quốc gia nào khác trên thế giới. Những năm trở lại đây, áo dài xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như trước đây chỉ xuất hiện vào dịp lễ trọng đại thì hiện nay áo dài được chị em trưng diện thường xuyên như đi đám cưới, dự tiệc, họp lớp, đi lễ chùa, đi du lịch”.
NTK Trung Beret cho biết: “Lễ ra mắt CLB Di Sản Áo Dài Việt Nam Tỉnh Daklak sẽ góp phần tăng thêm giá trị, bản sắc văn hóa của Áo dài Việt Nam; cung cấp dữ liệu để nhận diện sự tham gia của cộng đồng, các trung tâm hình thành và lan tỏa tập quán mặc Áo dài, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức về giá trị Áo dài nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung là tư liệu quý để các cấp, các ngành đề xuất hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia liên quan đến Áo dài.”
BTC mong muốn nhận được sự kết nối và gia nhập hội viên đến từ các chuyên gia, các nhà quản lý văn hóa, các nhà thiết kế thời trang, các nghệ nhân áo dài về chức năng, giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật của trang phục áo dài Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng cũng như các trung tâm hình thành và lan tỏa của tập quán mặc áo dài. Từ đó làm rõ được các vấn đề về Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam; Nhận diện giá trị, bản sắc và biểu tượng của áo dài Việt Nam; Các giá trị để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Áo dài Việt Nam. Đây là những dữ liệu quan trọng cho quá trình lập hồ sơ áo dài đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và là các chất liệu để tuyên truyền, quảng bá góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
Sự ra mắt của Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Tỉnh ĐakLak dự kiến sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng. Tất cả đều hy vọng rằng CLB sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và lan tỏa nét văn hóa truyền thống trên bộ quốc phục, giúp áo dài Việt trở thành biểu tượng văn hóa không chỉ trong lòng người Việt mà còn được bạn bè thế giới yêu thích và quan tâm.
Các thành viên yêu áo dài muốn nhận thư mời tham dự và đăng ký thành viên Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Tỉnh ĐakLak xin vui lòng liên hệ BTC qua Hotline 0917989949 và Facbook: CLB Di Sản Áo Dài Việt Nam Tỉnh Dak Lak